Hiện nay chăn nuôi heo (lợn) đang chiếm tỉ trọng lớn trong chăn nuôi tại Việt Nam.Việc phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi heo đã kéo theo không ít hệ lụy cho ngành môi trường. Điều này nếu để lâu dài sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nặng và gây mất mỹ quan cho thành thị. Vậy cách xử lý nước thải chăn nuôi heo ( lợn ) như thế nào để hạn chế được tình trạng này? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn.





Hiện trạng chăn nuôi heo và vấn đề môi trường về nước thải?

Trong những năm vừa qua thì ngành chăn nuôi heo chiếm tỉ trọng rất lớn và phát triển ở mức độ chóng mặt. Bởi phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nên vấn đề chăn nuôi và xử lý chất thải chưa được đảm bảo an toàn vệ sinh. Do đó đã ảnh hưởng đến môi trường một cách nghiêm trọng.

Như các bạn đã biết ảnh hưởng của môi trường sẽ kéo theo rất nhiều các vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân. Nước thải chăn nuôi theo tác động đến môi trường và sức khỏe của con người trên mọi mặt và phương diện. Có thể kể đến như ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất, không khí và sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp và các bệnh liên quan đến đường ruột.

Chính vì thế nếu không có biện pháp kịp thời để ngăn chặn và xử lý thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt có thể là điều kiện để con virus xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng, nguy hiểm hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy cách xử lý nước thải chăn nuôi heo như thế nào?

Đặc điểm và yêu cầu xử lý nước thải ra sao?

Nước thải chăn nuôi heo là nước thải có khả năng ô nhiễm môi trường vì có hàm lượng chất hữu cơ cao, cặn lơ lửng cà có N, P, sinh vật gây bệnh. Thực trạng như bây giờ cần phải xử lý nước thải chăn nuôi heo trước khi đưa ra ngoài môi trường. Hình thức xử lý quy trình xử lý phải phù hợp và đúng cách để không ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi. Lựa chọn một quy trình xử lý nước thải cho một cơ sở chăn nuôi sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố gồm:

Chất hữu cơ và vô cơ

Trong nước thải chăn nuôi heo có chất vô cơ và hữu cơ chiếm đến 70%. Hầu hết các chất hữu cơ luôn dễ phân hủy và chiếm 30% bao gồm đất, cát, muối, ure, SO42

Nito và photpho

Theo như chuyên gia về chăn nuôi đã nghiên cứu khả năng hấp thụ N và P của loài gia súc rất kém. Chính vì thế khi không hấp thụ được chúng sẽ bài tiết qua phân và nước tiểu. Chính vì thế mà chất thải chăn nuôi heo sẽ có lượng N và P rất cao. Thông thường hàm lượng N có trong chất thải chăn nuôi từ 600-1100mg/l và P từ 40-100mg/l

Vi sinh vật gây bệnh

Đã là nước thải chăn nuôi nên sẽ chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng và virus hay trứng ấu, trứng giun sẽ gây nên một vài bệnh lý hết sức nguy hiểm cho con người. Chính vì thế mà hiện nay bộ tài nguyên và môi trường đã làm gay gắt và nghiêm khắc về vấn đề xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường

Một số cách xử lý nước thải chăn nuôi heo như thế nào?

Như đã nói ở trên nếu không xử lý nước thải sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bởi phân của vật nuôi sẽ chứa nhiều chất như N, P, Cu, Niken và vi sinh vật gây hại. Những sinh vật này không những ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước mà còn làm ô nhiễm đất. Đất là tài nguyên quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.

 Chính vì thế cần phải có cách xử lý nước thải chăn nuôi heo để không làm rối loạn độ phì nhiêu của đất và chất lượng cây trồng. Cùng theo dõi để biết một số cách xử lý nước thải chăn nuôi heo được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nha!

Cách xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học khí Biogas

Cách xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng khí Biogas được ứng dụng khá nhiều đối với trang trại chăn nuôi có quy mô lớn. Hầm biogas được sử dụng rộng rãi và phổ biến bởi giúp giảm mùi hôi và tránh được tình trạng ô nhiễm nước. Bên cạnh đó còn sinh ra các khí thải hoá học được tận dụng tối đa trong việc làm khí đốt và tiết kiệm sử dụng năng lượng khác

Hiện nay có 3 loại bình biogas phổ biến: hầm biogas có nắp cố định, hầm xây có nắp trôi nổi và túi biogas bằng nhựa polyethylene. Mỗi một loại đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng nên bạn có thể tuỳ vào trường hợp và quy trình chăn nuôi để xử lý cho phù hợp

Ngoài ra trong hầm biogas còn có tác động của chế phẩm vi sinh có tốc độ cao và vi sinh vật kỵ nên sẽ dễ dàng phân huỷ trong nước thải. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cách xử lý nước thải chăn nuôi heo đồng thời sinh ra khí Biogas phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Không những thế trong hầm còn có hệ thống xáo trộn nước thải sẽ giúp loại bỏ được cặn lắng xuống và tạo điều kiện sinh khí CH4 triệt để nhất. Hỗn hợp khí sinh học biogas được sinh ra bao gồm các khí như: CH4 chiếm hơn 60% và khí CO2 chiếm hơn 30% và một số hợp chất khác.

Một chức năng chính của khí biogas trong xử lý nước thải chăn nuôi heo đó là xử lý được chất hữu cơ, giảm hàm lượng khí độc phát sinh, tiêu diệt mầm bệnh nguy hiểm trong nước và tiết kiệm chi phí vì có thể tạo ra khí đốt nhân tạo

Xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng hệ thống bể UASB

Hệ thống bể UASB được sử dụng rộng rãi trong xử lý chất thải chăn nuôi heo bởi tiết kiệm diện tích và hiệu quả. Trong bể lọc ngược qua tầng bùn kỵ khí UASB chất thải hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý trong lớp bùn hoạt tính kỵ khí ở khu vực đáy bể.

Các chất khí được tạo thành trong quá trình phân huỷ kỵ khí trong lớp bùn sẽ bám dính vào bùn lơ lửng. Khi đã bám dính chúng sẽ tách khỏi khi va chạm vào tấm chắn khí. Hạt bùn sẽ rơi xuống tầng cặn ở đáy bể và khí được thu được quay lại về thùng chứa khí.

Ưu điểm của hệ thống bể UASB

Tại sao xử lý chất thải bằng hệ thống bể UASB được sử dụng nhiều như vậy? Chắc hẳn sẽ có nhiều thắc mắc về vấn đề này. Dưới đây sẽ là một số lý do cũng như ưu điểm của phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo để giải đáp cho bạn nha:

  • Hệ thống bể UASB lớn do đó lượng bùn cặn trong nước thải được giữ lại hoàn toàn nên sẽ không gây ô nhiễm cho môi trường nước và đất.
  • Bể UASB không cần bể lắng sơ cấp trước khi cho vào hệ thống sinh học.
  • Hiệu quả cao và được xử lý nghiêm ngặt
  • Tiết kiệm diện tích

Nhược điểm của hệ thống bể UASB

Bên cạnh những ưu điểm của hệ thống bể UASB được nói trên thì cũng sẽ có một số nhược điểm như:

  • Yêu cầu kỹ thuật xây dựng và thi công cao bởi đòi hỏi xử lý chuyên nghiệp để không ảnh hưởng đến môi trường
  • Giá thành đắt hơn các loại bể thông thường.

Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học

Từ lâu người ta đã sử dụng chất men vi sinh bổ sung vào trong nước thải để giảm ô nhiễm. Trước đó thì chế phẩm sinh học được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên với thời đại công nghệ cao cũng như phát triển thì chế phẩm cũng đã được sản xuất ở trong nước.

Sản xuất bằng phương pháp chế phẩm sinh học rất phong phú và đa dạng và phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nước ta. Bên cạnh đó còn được dùng trực tiếp vào nước thải và chuồng nuôi để giảm mùi hôi và cũng tiết kiệm chi phí.

Xử lý chất thải bằng hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE

Bên cạnh hầm biogas thường được sử dụng với bể bê tông có quy mô nhỏ. Tuy nhiên đối với hầm có quy mô lớn, lượng nước thải sinh ra nhiều thì hầm biogas không đủ nên người ta sáng tạo ra hầm phủ bạt HDPE. Cấu tạo hầm HDPE có màng chống thấm nên sẽ có tác dụng đảo được đều nên giúp chất thải quá trình phân huỷ nhanh hơn.

Ngoài ứng dụng vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo hầm phủ bạt HDPE còn được ứng dụng qua nhiều hệ thống. Không thể không kể đến như xử lý nước thải sản xuất rượu, bia hoặc sản xuất tinh bột sắn dây và các loại gia súc khác.

Không những vậy cấu tạo của hầm HDPE sẽ ngăn chặn được tình trạng như bị nghẹt ống thoát và ống vào và có thể tự động phá váng hiệu quả, dễ dàng. Một điều nữa đó là hầm có hiệu suất sinh khí tốt nhất nên nhiệt độ hầm cao và sẽ sinh ra khả năng kỵ khí dẫn đến việc thải được đảm bảo.

Tóm lại trên đây là toàn bộ cách xử lý nước thải chăn nuôi heo mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Việc xử lý nước thải rất quan trọng nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.